Hotline:0939.588792

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2022

Kinh nghiệm lái xe đường dài

Kinh nghiệm lái xe đường dài ngày và đêm

Kinh nghiệm lái xe đường dài dành cho các bạn lái taxi Biên Hoà hay tài xế mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi đường xa. Đặc biệt dành cho các bạn chạy taxi khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Đồng Nai.

Đại đa số chạy taxi thì chạy loanh quanh tầm 100 km trở lại chứ ít ai chạy đường xa liên tục nên đôi khi chạy trong thành phố lấn làn vượt ào ào rất ok. Nhưng khi ra đương quốc lộ thì thấy xe khác, xe Ben, xe Hino chạy từng đoàn ào ào thì thật sự mới thấy hãi vì họ chạy bạt mạng.

Kinh nghiệm lái xe đường dài
Kinh nghiệm lái xe đường dài


Cứ kẹt xe là họ lấn đường cho xe ngược chiều phải nép lại. Dưới đây là những kinh nghiệm thực thế chia sẽ trong quá trình chạy xe đường dài và những cung đường có trời mưa, đường đèo dốc và cách xử lý khi buồn ngủ.

Kinh nghiệm chạy đường trường

Chạy đường trường
Chạy đường trường


Chạy đường trường với khoảng cách tầm trên 300 km thì phải đòi hỏi bạn có kinh nghiệm chạy thực tế và sức khoẻ vì tầm 300 km là bạn chạy phải mất 7 đến 8 giờ. Sức con người chỉ giới hạn tầm 4 giờ chạy liên tục.

Nên bạn phải biết chạy cân đối thời gian để có thể đảm bảo an toàn cho mình và người đi đường.

Chạy đường trường quốc lộ 1 thì tương đối đơn giản chỉ cần chạy đúng tốc tộ cho phép. Khi muốn vượt thì hãy xem đoạn đường có cho vượt không, nếu đoạn đường không cho vượt thường có biển cấm xe vượt và gạch liền ở giữa đường thì bạn hạn chế vượt.

Vì nếu bạn vượt không may xe bị chụp hình hoặc quay phim  khi bạn đi thêm một đoạn đường nữa sẽ gặp chốt giao thông ở bên trên.

Đa số đó là những con dốc cao, bị chắn trước mặt là những xe tải chở nặng, xe chim mồi nên bạn chú ý quán xác xem có xe khách, hoặc xe con ở trước mặt và sau lưng mình có vượt không , nếu họ cũng không thì mình cố gắng chịu đựng để có thể an toàn cho túi tiền của mình

Đừng chạy theo những xe tải ben có biển số ở địa phương khi thấy nguyên đoàn vượt và bạn đi theo họ thì tỷ lệ bạn ăn biển bản cao hơn xe họ. Đó là kinh nghiệm đã từng đi theo đoàn xe ben và chỉ có mình bị ăn biển bản còn toàn bộ chả bị gì.

Khi đã xác định vượt thì phải về đúng số thường thì số 3 là ok vì nó cũng khá mạnh và lại tăng tốc nhanh giúp bạn vượt qua các xe khác an toàn hơn số 2 và 4. Đặc biệt là vượt phải quyết đoán đạp ga đi nhanh chứ đừng có nhấp ra, nhấp vào rất nguy hiểm.

Lưu ý khi vượt bên trái thì gốc khuất bên phải của mình bị xe mình đang vượt che hết nên bạn cũng phải chú ý trên đầu xe mình sắp vượt có xe máy đang băng qua đường không chứ khi bạn tấp vào xe máy tấp qua đường thì dể xảy ra tai nạn giao thông.

Kinh nghiệm chạy trời mưa

kinh nghiệm chạy trời mưa
kinh nghiệm chạy trời mưa


Đa số những bạn mới chạy xe thấy trời mới mưa lất phất thì rất chủ quan cứ đạp ga ào ào như chả có gì. Nhưng đó là điều tối kị vì chỉ có lái xe non mới chạy như vậy. Đừng cay cú khi mình nói lái xe non nhé bạn.

Bạn cứ đi ngoài quốc lộ 1 xem khi trời mưa lất phất các xe tải lớn tầm 15 tấn, xe khách 50 chỗ chạy bò rất là chậm chứ không phang ào ào như mấy xe 4 chỗ.

Đơn giản vì xe tải, xe khách họ là những người chạy đường dài chuyên nghiệp và họ thấy những cảnh lật xe khi trời mới mưa rất nhiều và đôi khi họ đã trải qua những pha xử lý dưới trời mới mưa nên họ rất từ tốn.

Còn đa số xe hơi lâu lâu mới đi và thường tự tin là xe nhẹ thắng ABS nên an toàn khi trời mưa. Nhưng ABS có chức năng là chống bó phanh khi bạn thắng gấp. Chứ còn đường mới mưa thì trên đường luôn có lớp bụi nên khi mưa ít xuống thì nó trở thành sình và cực kỳ trơn trượt nên bạn chỉ cần chạy nhanh qua vũng sình nhỏ đó thì xe bạn đã đi sang một hướng khác.

Theo quán tính con người là đạp thắng và tỷ lệ lật xe cho dù xe bạn có ABS thì chuyện té là rất cao, nếu không lật thì nó cũng gây nguy hiểm cho bạn và người tham gia giao thông.

Kinh nghiệm thực tế tuyến đường từ Đà Lạt về tới gần giầu dây, trước cây xăng Hiền Hậu có 1 cái cầu nhỏ, mình chạy tương đối chậm tầm 50 km/giờ khi thấy gần tời cầu, mình rà thắng nhẹ mà trước cầu có vũng sình nhỏ tự động lên cầu tưng 4 bánh lên nhẹ nhàng rớt cuống, xe mất lái, mình đạp thắng lật ngang xe, lần đó chỉ có bể 1 đèn xi nhan bên tài (xe tải).

Đó là trời mưa nhỏ và mới mưa, còn trời mưa lớn thì bạn có thẻ chạy an toàn hơn trời mơi nhỏ, vì lúc này đường được nước mưa rửa tương đối sạch nên có thẻ chạy tốc độ cao hơn một chút. Nhưng cũng cẩn thận vì trời mưa tầm nhìn bị hạn chế nên bạn phải kiểm soát được tốc độ của mình một cách an toàn nhất.

Kinh nghiệm chạy đường đèo.

Chạy đường đèo thì thật sự rất quan trọng vì những địa điểm vui chơi đẹp thường phải đi qua đèo, như Đà Lạt, Buôn Mê Thuộc, Nha Trang đều phải đi quá một vài còn đèo.

Trong trường học thì các thầy cứ nói leo đèo số nào thì đỗ đèo số đó, đó chỉ đúng 1 phần với từng loại xe va kinh nghiệm của người chạy chứ ra đời áp dụng thì có lẽ không hiệu quả.

VD: Như mình chạy xe lên Đà Lạt giao hàng khi đi xe minh chở 8 tấn hàng lên đèo Bảo Lộc, Prenn thì đi số 2 là chính. Nhưng khi đi về thì đi xe không mà đỗ đèo số 2 thì nó ghì máy và không biết bao giờ xuống hết đèo.

Đỗi ngược lại giờ mình đi xe không lên leo đèo bằng số 3 hay số 4, nhưng khi đi về thì xe nặng 8 tấn hàng thì làm sao dám đỗ đèo số 3 hay số 4 mà phải tính theo hàng mình chở bao nhiều, và thắng mình có đảm bảo an toàn đẻ mình chạy số lớn và rà thắng xuống hết 10 km đường đèo không.

Đa số những bạn mới chạy đường đèo mà chở nặng thì xuống hết đèo Bảo Lộc thường ghé bên trái có quán nước và dùng nước xịt vào bánh xe toàn mùi khét lẹt do rà thắng quá nhiều.

Mình cũng không nhớ chinh xác nhưng má phanh đang nóng và khét như vậy thì xịt nước vào thượng không tốt dể bị chai má phanh. Đa số mình đợi khoảng 15 đến 30 phút ngồi uống coffee xong rồi mình mới xịt nước vào.

Khi xịt xong và đề ba xe thì bạn nên rà thắng lại cho có độ bắt thắng xe và cảm nhận được chân thắng 1 cách an toàn nhé.

Kinh nghiệm đỗ đèo

kinh nghiệm đỗ đèo
kinh nghiệm đỗ đèo


Thường thì Đà Lạt có 3 con đèo, mình nói 3 con đèo thì mọi người tưởng sai nhưng nó có 3 con đèo thật. Vì đèo chuối ít ai để ý nên không nhớ.

  • 1 Đèo chuối
  • 2 Đèo Bảo Lộc
  • 3 Đèo Prenn

Đèo chuối thì đường tương đối dể đi, chỉ có đèo Prenn và đèo Bảo Lộc thì hơi khó đi một chút. Đèo Prenn đường cua không gắt bằng đèo Bảo Lộc cho dù 2 đèo này đều 10 km.

Trước kia mình chạy tuyến đà lạt này tuần đi 2 lần, chở hàng từ Đà Lạt về Sài Gòn trong suốt hơn 1 năm nên Đà Lạt chỗ nào có ổ gà, cục đá năm ở đâu về đêm mình còn nhớ.

Thời điểm đó 10 km đèo Prenn mình đỗ hết chỉ có mất 7 đến 8 phút, vận tốc trung bình của mình là tầm 70 km/giờ. Có thể mình nó ra thì  mọi người nói chém gió.

Giờ thì mình đỗ đèo vẫn mượt và mất tầm 25 phút nhé, đơn giản vì cách đây 15 năm còn trẻ, còn háo thắng chứ giờ thì an toàn là trên hết.

Đầu tiên là bạn phải đỗ theo cảm giác từ số 3 đến số 4 xem chân ga bạn có bị giật không đủ vòng tua máy không. Nêu bạn đỗ chậm mà đi số cao thì xe bạn bị giựt vì mỗi khi vào cua bạn lại phải đạp thắng, còn bạn đi đúng tua máy thì khi vào cua bạn chỉ cân nhịp chân thắng và qua cua là đạp ga sang số cao hơn khi đường thẳng.

Kinh nghiệm đỗ đèo thì phải quan sát được đoạn đường trước mặt ở khoảng cách xa không thấy xe đi ngược chiều lên thì mình thường chạy lấn 2/3 đường có nghĩa là xe mình nằm gần như bên kia đường ngược chiều để khi vào cua bên tay phải mình vẫn giữ được vận tốc cao và ôm cua xe rất nhẹ nhàng.

Còn bạn đi đúng lằng đường thì khi vào cua bên phải ban ôm phải rất gắt và dể bị lọt bánh xe xuống mương thoát nước, tốc độ bạn phải chậm lại do đạp thắng xe bị giật và dể lật hơn cách của mình.

Còn nếu góc của nằm bên tay trái thì mình vẫn chạy 2/3 đường cua bên kia đường rồi lấy lại từ từ rất nhẹ xe.

Đây là kinh nghiệm thực tế dành cho những bạn chạy cứng và phải quan sát được khoảng cách trước mặt không có xe mới chạy kiểu này. Còn có xe thì nên chạy giữa tim đường và gặp xe lên thì mình tránh đúng làn đường mình đi.

Kinh nghiệm chạy xe thắng bằng số

Kinh nghiệm chạy xe thắng bằng số áp dụng cho xe tải nhỏ sài thắng dầu hay xe lớn chở nặng hoặc các bạn chạy taxi cũng rất ok và an toàn. Còn những xe đời mới chạy số tự động thì sử dụng không được mượt giống các xe số sàn lắm.

Đầu tiên bạn chạy đường trường, đường đèo đều có thể sử dụng cách này, Cách này giúp bạn có thời quan là thấy sự cố từ xa là đạp nhẹ thắng và sang số về số thấp hơn như đang chạy số 5 thì bạn có thẻ về số 3 nếu khoảng cách còn xa, còn nếu gần thì có thể về số 2 rồi khi xe trước di chuyển là bạn có thể đề ba chạy luôn, chứ không cần phải trả số nữa, giúp cho xe đủ vòng tua máy, giúp bạn an toàn và có thời gian xử lý nếu chẳng may xe bị tuột thắng thì bạn vẫn đủ khoảng cách để xử lý tình huống bang cách về số thấp hơn và sử dụng thêm thắng tay.

Tuyệt đối không được tắt máy xe khi đang chạy vì khi tắt máy xe hệ thống bơm dầu trợ lực sẻ không được bơm lên toàn bộ hệ thống trợ lực tay lái sẽ bị cứng, bạn cố gắng đánh lái đôi khi còn bị khoá cổ xe lại luôn và rất nguy hiểm.

Cái này là kinh nghiệm thực tế của 1 người anh mới chạy xe đi đường xa chở hàng. Khi xe xuống dốc ảnh cứ tượng như xe gắn máy nên ảnh tắt máy xe để tiết kiệm xăng. Nhưng xe tải tắt máy cái cổ lái cứng đơn mà đường đang đổ dốc với vận tốc lên đến 70 km/1giờ.

May mắn thay là ông vẫn bẻ lái kịp và bật công tắc mở máy lên không thì hậu quả cực kỳ nghiệm trọng.

Còn chính bản thân mình thì đã từng bể ống dầu thắng ở Vĩnh Long khi đang chạy trên đường từ cần thơ về thì gần tời bồn binh Vĩnh Long đường củ vẫn đi trong thị trấn thì theo thói quen gần vào cua là mình nhịp thắng và sang sô.

Nhưng khị nhịp xuống chân thắng thì thì không còn pedan và bị tuột luốt luôn, nhưng rất may là từ số 5 minh đã sang được số 3 và gần tời bồn binh thì xe rất đông, mình cũng đã về được số 1 giúp hãm hết tốc độ của xe. Sau đó mình tấp vào bóp ống dầu lại nhưng do ông đồng nên vẫn bị xì.

Nhưng với kinh nghiệm chạy đường đèo và thắng số mình vẫn điều khiển xe từ Vĩnh Long về tời Thủ Đức một cách an toàn. Thời gian chạy của mình thì rất lâu tầm 4 đến 5 tiếng gì mới tới nơi nhưng rất may là an toàn cho mình và người đi đường.

Cách chống buồn ngủ khi chạy đường dài

Quy trình giấc ngủ
Quy trình giấc ngủ


Nói đến buồn ngủ khi chạy đường dài thì ai là tài xế chuyên nghiệp cũng đều trải qua hết. Nhưng mình dám chắc trên 90% không biết nguyên nhân và cách khắc phục để có thể đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và an toàn cho mình và người khác.

Nếu bạn chạy quá sức bạn đã từng nghe qua Giấc Ngủ Trắng bao giờ chưa. Cái này nghe hơi lạ phải không, đa số tài xế dùng từ ngủ trong ruột ngủ ra.

Nhưng đó là dấu hiệu não bạn làm việc quá sức và tự kích hoạt não ngủ để đảm bảo sức khoẻ, thành ra bạn đang trong tình trạng não ngủ nhưng tay vẫn cầm vô lăng, chân vẫn đạp ga đó là điều cực kỳ nguy hiểm.

Mình có tìm hiểu về quy trình giấc ngủ và có thể áp dụng vào chạy xe đường dài rất hiệu quả đây là nghiên cứu khoa học bạn nên đọc để áp dụng vào bạn xem tại đây.

Kinh nghiệm nhìn biển báo

Biển báo đường bộ
Biển báo đường bộ


Nói đến biển báo thì đi đường trường bạn chỉ cần quan tâm những biển đặt cấm vượt cho xe hơi màu đỏ, biển xã cấm vượt xe hơi thì màu xanh.

Biển hạn chế tốc độ báo số km bạn được chạy.

Biển vào khu dân cư tốc độ cho phép xe của bạn chạy bao nhiêu và làn xe bạn chạy ở đâu.

Khi tới một thành phố lạ thì bạn xem biển cấm dừng xe, biển cấm đỗ xe là được. Nếu có thể thì mình hỏi người địa phương xem ở đây đậu xe trên vỉa hè hay đậu dưới lề đường vì mỗi địa phương được quy định riêng.

Nếu bạn bị phạt đậu sai thì đừng vịnh vào là ở Sài Gòn đậu dưới lòng lề đường còn ở đây tại sao bắt đậu trên lề nhé.

Kinh nghiệm hỏi đường tránh công an

Kinh nghiệm hỏi đường phía trước xem có công an không thì chắc chả có trường lớp nào dậy bạn. Chỉ có những xe tải thường xuyên chạy thì mới biết các ký hiệu chứ như taxi hay xe nhà thì sẽ có rất ít người biết những ký hiệu này.

Hôm nay mình chia sẽ cho các bạn chạy taxi Long Thành cách hỏi đường để tránh bị ăn biên bản về tốc độ nhé.

Những ký hiệu


Đầu tiên là khi bạn chạy một cung đường lạ thì rất dể

kí hiệu hỏi đường của tài xế
kí hiệu hỏi đường của tài xế

bị ăn biên bản vì là đường và không biết công an đứng ở đâu.

Khi muốn hỏi xem phía trước có công an không thì bạn hãy đá đèn pha lên 3 đến 4 lần ở khoảng cách tầm 100 mét rồi gần tới bạn chỉ ngón trỏ về phía trước (ý là ở trước có làm không) Nếu không có thì xe đối diện sẽ lắc tay và bạn phải đáp lại bằng cách lắc tay nếu đoạn đường bạn vừa chạy qua không có công an.

Nếu Tài xế chạy ngược lại chỉ xuống thì ở phía trước vài trăm mét sẽ có công an làm việc.

Tài xế trước chỉ tay phải vòng về phía sau tay trái có nghĩa là ở đoạn cua, 1 đoạn xa nữa mới có công an.

Còn nếu phía trước đang bắn tốc độ thì tài xế sẽ dùng ngón tay giơ lên như khẩu sung lúc đó thì bạn phải giảm đúng tốc độ cho phép.

Đó là 4 ký hiệu hỏi đường và chỉ đường giúp cho tài xế tránh bị ăn biển bản khi đi đường mới và lạ. Nhưng bạn lưu ý là khi hỏi thì nhớ lựa xe tải, xe khách mà hỏi chứ đừng hỏi mấy ông xe 4 chỗ nhé, mấy ổng tưởng bạn bị gì hay sao mà đá đèn liên tục đó.

Kinh nghiệm xử lý khi bị phạt

Nếu như lở bị phạt vì lỗi tốc độ hay bất cứ lỗi gì thì mình thấy là chính xác thì có thể xuống năn ni và cưa đôi hoặc 1/3 biên bản là ok nhất. Đỡ mất thời gian của mình, đỡ đi đóng phạt, lại được giảm nhẹ nữa.

Còn bạn đủ tự tin và có kiến thức thì có thể tranh luận với công an để được đi không. Còn quan điểm mình sai là chung. Nhanh, lẹ, đỡ mất thời gian.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế lái xe đường dài

Bằng lái xe 4 bánh
Bằng lái xe 4 bánh


Đây là kinh nghiệm thực tế chạy nhiều xe và đi rất nhiều nơi từ Nam ra Bắc của mình. Bằng mình chuyên nghiệp chỉ còn thiếu dấu 50 chỗ thôi. Bằng mình dấu D, FC lấy bằng năm 2004 giờ được 18 năm rồi.

Nhưng nghỉ chạy xe hơn 10 năm rồi nên mình chia sẽ toàn là kinh nghiệm thực tế hy vọng giúp được các bạn mới vào nghề tài xế có thêm kiến thức chạy xe.

Thật sự chạy xe thì không ai giám nói hay là mình chạy an toàn không xảy ra vấn đề gì hết. Đây chỉ là ý kiến cá nhân và chút ít kinh nghiệm chia sẽ cho anh/em tài xế đặc biệt là quy trình giấc ngủ bạn nên đọc để có thể hiểu rỏ và áp dụng rất hiệu quả cho bất cứ công việc gì.

Hiện tại bài viết chia sẻ của mình cũng tương đối dài và mình cũng chưa nhớ ra nên chia sẽ những gì nữa nên hẹn các bạn bài viết sau.

Location: Nhơn Trạch, Đồng Nai, Việt Nam

0 comments:

Đăng nhận xét